Website chiến lược đầu tư của Kendy Đạt
 
Picture
Doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh là người con của vùng đất Thủ Dầu Một, một sinh viên ưu tú, được tốt nghiệp thẳng trưởng ĐH Kinh Tế và có nhiều thành tích đáng kể trong học tập và nghiên cứu khoa học như: giải khuyến khích cuộc thi 'Giải pháp kinh tế' năm 1991, giải nhì Hội thi 'SV nghiên cứu khoa học' năm 1994 (cấp trường), nhận tài trợ cùng lúc 2 đề tài của giải thưởng Eureka. Song song đó, anh còn hoạt động khá nổi bật trong công tác Đoàn - Hội. Anh Quỳnh còn là Ủy viên BCH T.Ư Hội SV Việt Nam khóa 5, Phó chủ tịch Hội SV Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Đặc biệt, với sở thích viết lách, anh đã đoạt giải nhất cuộc thi viết "Tùy bút" 2 năm liền do báo Tuổi trẻ tổ chức đến nỗi Ban tổ chức đã gọi điện khuyên anh đừng tham gia nữa.

Picture
Doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh.
Tốt nghiệp đại học, anh Nguyễn Tuấn Quỳnh đứng trước 3 sự lựa chọn: giảng viên tại trường, tham gia Thành đoàn, làm kinh tế. Và anh đã quyết định đi làm kinh tế, vì theo anh thời đó gia đình khó khăn, đồng lương của giảng viên thấp nên anh đã có lựa chọn như thế. Và cho đến ngày hôm nay, nhìn vào những gì anh đạt được cho thấy sự lựa chọn của anh hoàn toàn đúng đắn. Anh đã bắt đầu bằng vị trí nhân viên bộ phận xuất nhập khẩu của Saigon Petro. Năm 1995, Nguyễn Tuấn Quỳnh đã đậu á khoa kỳ thi tuyển sinh cao học quản trị kinh doanh (QTKD) của Trường ĐH Mở-bán công TP.HCM và sau đó, anh đã tốt nghiệp năm 1998. Ba năm liên tục, ngày đi làm, tối đi học đã giúp cho Tuấn Quỳnh khả năng sắp xếp và phương pháp làm việc khoa học.

Kiến thức học được ở trường cũng đã giúp Tuấn Quỳnh hoàn thành tốt công việc chuyên môn ở công ty. Việc học tập tưởng chừng rất thuận lợi với anh khi năm 1999, anh đã đậu thủ khoa kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với điểm tuyệt đối 10/10 ở môn chuyên ngành. Năm 2003, Nguyễn Tuấn Quỳnh đã đăng ký theo học chương trình tiến sĩ QTKD do ĐH Columbia Commonwealth của Mỹ tổ chức.

Hiện tại Nguyễn Tuấn Quỳnh đang là Phó TGĐ công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ, Chủ tịch HĐQT công ty đầu tư và đào tạo Doanh chủ. Anh còn đang là Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ thế giới tại Việt Nam năm 2008 và là Uỷ viên BCH Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM. Và nắm cổ phần ở nhiều công ty lớn nhỏ khác.

Mở màn chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp của anh là công thức về hiệu quả đào tạo. Nó được chia như sau: Giảng viên, nội dung (10%); thái độ người học (20%); áp dụng, ứng dụng điều học được (70%) và kèm theo một số biện pháp chế tài nếu có.

Picture
Doanh nhân Nguyễn Tuấn Quỳnh chia sẻ với cộng đồng IPL Club.
Cũng xin lưu ý thêm rằng những kinh nghiệm anh chia sẻ có thể đúng với anh nhưng có thể sẽ không phù hợp với những người còn lại. Vì vậy, hãy xem nó như một sự tham khảo tuyệt vời và chiêm nghiệm, từ đó rút ra bài học riêng cho mình.

Vấn đề thứ 1: "Ý tưởng kinh doanh" hay "đội ngũ"?

Ý tưởng kinh doanh là cần thiết nhưng đội ngũ mới là quan trọng nhất. Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh tốt nhưng không có đội ngũ tốt để thực hiện thì liệu có thành công? Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh khác biệt nhưng bạn không đủ tiềm lực bạn có thể vượt qua được những ông lớn cùng lĩnh vực bạn chọn? Đội ngũ chính là cái quyết định sự trường tồn của công ty. Hãy tìm cho mình một đối tác thích hợp, một cộng sự tuyệt vời, đừng bao giờ làm một mình. "Để đi nhanh, bạn hãy đi một mình. Để đi xa, bạn hãy đi với nhiều người".

Vấn đề thứ 2: Khởi nghiệp với "định hướng dài hạn"

"Begin with the ending mind" - hãy luôn nghĩ đến kết quả mà bạn sẽ nhận được trong tương lai. Hãy nghĩ đến tổ chức của bạn sẽ ra sao trong 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm sau? Bài học về vatgia.com là một ví dụ về việc "các ông chủ VN bán tương lai cho nhân viên", đó là vạch ra một kế hoạch phát triển dài hạn trong tương lai và bức tranh lợi ích mà họ sẽ nhận được.

Vấn đề thứ 3: Tư duy cốt lỗi: quy chế, nhân sự, khách hàng

Mâu thuẫn nội bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến "cái chết" của các tổ chức. Bắt nguồn từ việc thiếu những quy chế chặt chẽ. bao gồm các quy chế về: quản trị cty, tài chính, kinh doanh, mua sắm vật tư, tiền lương - khen thưởng, nhân sự... Khi đặt ra quy chế cần nghiêm túc thực hiện nếu không sẽ có tác dụng ngược.

Có một quy định cần biết trong quy chế ở mỗi cty là "Nếu khách hàng nợ quá hạn, cty không được phép bán". Như thế dễ dẫn đến tình trạng chiếm dụng dòng tiền (cashflow), chúng ta sẽ mất thêm thời gian và công sức cho việc này. Khác với nhiều người đã nghĩ như "khách hàng là thượng đế", "khách hàng là đối tác", "khách hàng luôn luôn đúng", theo anh Quỳnh, "khách hàng là người cùng chí tuyến". Bởi khi ta quan tâm đến khách hàng và nghĩ như họ thì họ sẽ theo ta suốt đời. Theo tôi, đó là chính sách hậu mãi tuyệt vời nhất.

Vấn đề thứ 4: Networking

Hãy đối xử tốt với mọi người rồi cũng có ngày người giúp đỡ ta lúc khó khăn nhất với triết lý "cho trước nhận sau", "cho đi là còn mãi". Hãy gieo hạt giống tốt ngay từ hôm nay, chọn đối tác như chọn người yêu cho mình, không làm vì vụ lợi mà hãy làm vì cái tâm, sự yêu thương. "Nuôi trồng chứ không săn bắn".

Vấn đề thứ 5: Dòng tiền (cashflow) hay Lợi nhuận (profit)?

Đã rất rất nhiều công ty đã phải phá sản vì không giải quyết được bài toán dòng tiền, họ lại chăm chăm vào vấn đề lợi nhuận. Trong khoảng dự trù kinh phí nên tính dư ra khoảng 10% để có thể xoay sở những trường huống xấu có thể xảy ra mà trên giấy tờ không thể hiện được.

Anh Quỳnh chia sẻ về công thức của riêng mình, để phấn đấu thành người giỏi nhất cần có 3 yếu tố: Đam mê + Thầy giỏi + khổ luyện.

Thái độ làm việc chuyên nghiệp được định nghĩa như sau: "hoàn thành công việc vượt trên sự mong đợi".

Vấn đề thứ 6: Vốn khởi nghiệp - Vai trò quỹ đầu tư

Các cty nhỏ huy động vốn thường từ gia định, bạn bè và những người xung quanh. Rất khó để thuyết phục ngân hàng cho vay các cty không có tài sản cố định vì thế việc vay ngân hàng ở các cty nhỏ trở nên xa vời. Một sự lựa chọn khác là quỹ đầu tư, họ sẽ đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó rút vốn và không quan tâm đến nữa, mặc cho bạn sống chết ra sao. Để có thể làm việc với quỹ đầu tư bạn cần có tầm nhìn và kế hoạch khả thi cao, thu hồi vốn nhanh.

Vấn đề thứ 7: Tinh thần doanh nhân

- Hãy làm với sự cống hiến cao nhất.
- Hãy làm với tâm địa trong sáng.
- Không bao giờ nói xấu đối thủ.
- Văn hóa doanh nghiệp.

* Một số điều mà các doanh nhân trẻ thường gặp phải: dễ nản lòng, thiếu chiều sâu, thiếu nghiên cứu,...

Trước khi kết thúc buổi trò chuyện, anh Quỳnh có chia sẻ về một câu chuyện có tên là "cào bằng" hay còn gọi là "đánh đồng". Câu chuyện xuất phát từ chính cty Doanh chủ - nơi anh và 3 người bạn cùng sáng lập. Vì mỗi người đều sở hữu các cty riêng nên không mấy ai tập trung lắm cho cty này, cổ phẩn được chia đều 25% cho 4 người. Vì ai cũng "cào bằng" như ai nên không ai có thể toàn tâm tự quyết, kết quả là cty đi xuống. Sau đó, mọi người đồng ý để anh Quỳnh lên nắm quyền điều hành chính (với 75% cổ phần) và từ đó cty có sự đi lên. (Cty Doanh chủ đặt văn phòng tại NVH Sinh Viên).

Các cuốn sách anh tâm đắc: "Sức mạnh của sự tập trung", "Đắc nhân tậm", "Lập kế hoạch trên một trang giấy".

                                                                                                                                 Kendy Đạt

Nguyễn Viết Duy
5/8/2012 05:30:45 am

Bài viết rất bổ ích! Thanks Kendy Đạt

Reply
5/8/2012 06:51:25 pm

Cảm ơn Mr. Duy đã quan tâm theo dõi nhé ^^!

Reply



Leave a Reply.

    Giới thiệu

    Nghe, thấy và viết là chuyên mục chia sẻ những kinh nghiệm của các diễn giả, khách mời có tên tuổi trong các buổi hội thảo, talkshow được Kendy Đạt ghi nhận lại.


Mọi chi tiết xin liên hệ Email: [email protected] | Yahoo: dat_pro_sport | Phone: 0933.0949.44